Zigbee là gì? So sánh Z-Wave với Zigbee

Cùng với sự phát triển của công nghệ nhà thông minh, Zigbee và Z-Wave đã ngày càng phổ biến hơn. Cả 2 công nghệ này đều là công nghệ không dây, dùng cho việc kết nối các thiết bị trong Smart Home với nhau thông qua mạng Internet. Mỗi một giao thức sẽ có một thông số kỹ thuật và ưu nhược điểm riêng, phù hợp cho từng nhu cầu của mỗi người. 

Trong bài viết này, IoTZone sẽ làm rõ các điểm khác biệt chính giữa 2 công nghệ này, cũng như khái niệm chi tiết từng công nghệ để bạn dễ dàng đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Cùng theo dõi nhé!

Zigbee là gì?

Zigbee là một giao thức mã nguồn mở, giúp tạo ra các mạng truyền thông cấp cao với tiêu chuẩn IEEE 802.15.4. Công nghệ Zigbee hỗ trợ rất nhiều thiết bị khác nhau và hơn 65000 node, chạy trên mức băng tần 2.4GHz. Nhờ đó, đây là giải pháp cho các ứng dụng tự động hóa trong nhà phổ biến được nhiều người sử dụng.

Cấu trúc mạng được dùng trong công nghệ Zigbee là cấu trúc dạng lưới. Trong đó, mỗi một thiết bị hoặc mỗi node đều sẽ được kết nối với một số thiết bị khác, tạo thành một mạng lưới vô cùng rộng và ổn định. Với cấu trúc phi tập trung này, chúng giúp cho chúng ta có thể dễ dàng phục hồi dữ liệu vì chúng có nhiều đường đi khác nhau.

Zigbee là gì?

Z-wave là gì?

Tương tự như Zigbee, Z-wave cũng là một giao thức truyền thông không dây phổ biến được dùng nhiều trong các ứng dụng tự động hóa của Smart Home. Chúng hoạt động ở mức tần số 908,42MHz (ở Mỹ) và 868,42MHx (ở Châu Âu). Đây là mức băng tần khác hẳn so với công nghệ Bluetooth và WiFi mà chúng ta thường thấy (2,4GHz).

Công nghệ này có độ nhiễu thấp và cho phép tích hợp liền mạch trên nhiều thiết bị tự động thông minh khác nhau. Chúng cũng sử dụng mạng lưới Node nhưng số lượng Node tối đa chỉ ở mức 232.

So sánh Zigbee và Z-wave

Bạn có thể xem qua bảng tóm tắt dưới đây để hiểu rõ hơn về sự khác biệt của từng công nghệ, từ đó chọn được mạch phù hợp nhất cho nhu cầu của mình nhé:

Z-waveZigbee
Khả năng tương thích với thiết bị khácTương thích nhiều loại thiết bịTương thích rộng rãi với nhiều thiết bị, nhiều thương hiệu khác nhau
Phạm vi giao tiếpỔn định dựa trên cấu trúc mạng dạng lướiCó phạm vi rộng hơn, nhưng dễ bị nghẽn mạng 
Bảo mậtCó mức độ bảo mật tiên tiến thông qua lớp mã hóa AES-128Ở mức tiêu chuẩn, mức độ bảo mật khác nhau tùy thuộc vào thiết bị
Mức tiêu thụ năng lượngBình thườngThấp, phù hợp cho các thiết bị hoạt động dựa trên pin
Giá tiềnThường sẽ đắt hơnThường rẻ hơn
Băng tầnChạy trên mức băng tần khoảng 900MHz nên ít tắc nghẽnChạy ở mức băng tần 2,4GHz phổ biến nên dễ bị tắc nghẽn
Các ứng dụng phổ biebesLà lựa chọn lý tưởng cho các mạng kết nối trong phạm vi nhỏ, thường dùng trong các khách sạnPhù hợp cho các mạng có phạm vi lớn và được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau

Để bạn rõ hơn, mình sẽ giải thích chi tiết về từng yếu tố trong bảng trên nhé:

Tốc độ mạng

Với các ứng dụng liên quan đến Smart Home, dù tốc độ mạng không phải yếu tố quá quan trọng (vì đa số thì chúng ta chỉ cần gửi một dữ liệu kích thước rất nhỏ), nhưng không thể vì thế mà chúng ta bỏ qua tốc độ mạng.

Hiện nay, Zigbee hỗ trợ tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 250Kbps, trong khi đó thì Z wave chỉ hỗ trợ tối đa là 100Kbps thôi. Với các ứng dụng như tự động hóa trong nhà thì mình nghĩ bạn không cần quá quan tâm về yếu tố này, vì chúng không quá đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng cho các ứng dụng phức tạp hơn như truyền tập tin video, thì bạn nên lựa chọn Zigbee.

So sánh băng tần của Zigbee và Z wave

Mức băng tần

Như trình bày ở bảng trên, Zigbee hoạt động ở mức 2,4GHz – một mức khá phổ biến và được nhiều thiết bị khác sử dụng, chẳng hạn như bộ route WiFi. Do đó, điều này khiến cho mạng của Zigbee có thể bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến hiệu suất.

Còn về Z wave thì chúng sử dụng mức băng tần khác (đặc biệt là ở Mỹ và châu Âu). Do đó, chúng sẽ giảm tình trạng tắc nghẽn mạng.

Phạm vi kết nối và Network

Zigbee sẽ phù hợp cho các hệ thống mạng nằm trong khoảng 100 mét ở phạm vi ngoài trời, trong khi đó thì Z wave chỉ hỗ trợ tối đa là 20 mét. Tuy nhiên, điểm chung là 2 công nghệ này đều hỗ trợ mở rộng phạm vi thông qua việc kết nối các thiết bị thành 1 mạng lưới, trong đó mỗi thiết bị sẽ là một bộ lặp (repeater).

Dù là cùng sử dụng một mạng lưới, nhưng Z wave chỉ có thể giao tiếp với chính các thiết bị Z wave và điều này cũng tương tự với thiết bị Zigbee. Chúng không thể giao tiếp chéo với nhau, trừ khi có một công nghệ trung gian hỗ trợ cả 2 giao thức.

Mức độ tương thích

Khi bạn xây dựng các dự án liên quan đến Smart Home, việc yêu cầu giao thức phải tương thích với nhiều thiết bị là điều đương nhiên, vì chúng ta phải làm việc với khá nhiều thiết bị khác nhau, ví dụ như hình:

Mức độ tương thích thiết bị của Zigbee và Z wave

Z-wave sẽ có lợi thế hơn rất nhiều, bởi chúng được kiểm soát bởi một thực thể duy nhất là Z wave Alliance. Qua đó, tất cả các thiết bị Z wave sẽ hoàn toàn tương thích với nhau. Còn về Zigbee thì đây là một nền tảng mã nguồn mở, các nhà phát triển có thể thay đổi theo ý thích nên chúng có thể tương thích tốt giữa nhiều thương hiệu khác nhau.

Lời kết

Nhìn chung, cả Zigbee và Z wave đều là các giao thức truyền thông không dây đáng tin cậy để bạn xây dựng các ứng dụng tự động trong Smart Home. Nhưng Z wave có ưu thế hơn về khả năng tương thích thiết bị và tính bảo mật, còn Zigbee thì nổi bật nhờ vào khả năng tiêu thụ điện năng thấp và phạm vi kết nối rộng rãi hơn.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về công nghệ Zigbee và Z wave để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất. Nếu có thắc mắc gì, bạn có thể để lại bình luận bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *