Slave là gì? Tìm hiểu mô hình Master và Slave

Master và Slave là những khái niệm thường gặp khi làm các dự án kỹ thuật. Vậy, Slave là gì? Slave – Master là một mô hình truyền thông, cho phép các thiết bị trao đổi và điều khiển nhau theo yêu cầu của người dùng. Dưới đây, IoTZone sẽ giới thiệu chi tiết hơn về mô hình Master và Slave tới bạn nhé!

Slave là gì?

Slave là một thiết bị được điều khiển bởi thiết bị khác có tên là Master. Ví dụ, trong quá trình nhân bản thông tin dữ liệu, các thiết bị Slave sẽ sử dụng các bản cập nhật thông tin được lưu trong hệ thống thông tin dữ liệu Master để đồng bộ với dữ liệu của thiết bị Master.

Sau đó, khi nhận được các bản cập nhật từ Master, Slave sẽ thông báo cho Master biết bằng cách gửi một tin nhắn.

Bên cạnh đó, trong các ổ cứng PATA, khái niệm Slave cũng thường được gọi với tên là thiết bị 1. Nhưng trong trường hợp này, thiết bị chính (có tên thiết bị 0) không có quyền kiểm soát và điều khiển thiết bị 1.

Cho đến khi SATA xuất hiện và thay thế PATA, chúng ta không sử dụng các thiết bị 0 và 1 này nữa.

Master là gì?

Master là một thiết bị có vai trò điều khiển các thiết bị khác (ví dụ như Slave). Trong ví dụ về quy trình nhân bản dữ liệu trên, các thiết bị Master sẽ có toàn quyền

ghi lại tất cả các bản cập nhật dữ liệu. Ngoài ra, tất cả các dữ liệu khác sẽ được đồng bộ với cơ sở dữ liệu chính. Có thể nói, đây là thiết bị có toàn quyền điều khiển, ra lệnh cho các thiết bị khác.

Mô hình Master và Slave

Mô hình Master và Slave là một mô hình giao tiếp phổ biến, trong đó thiết bị Master có thể điều khiển một hoặc nhiều thiết bị Slave khác nhau. Trong các dự án điện tử, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp mô hình này, trong đó Master thường là bộ điều khiển và Slave là các thiết bị khác trong hệ thống.

Thiết bị Slave là gì?

Mô hình này thường được dùng khi triển khai một osos thiết bị, ứng dụng hoặc quy trình xử lý hoạt động nào đó phụ thuộc vào cùng một tài nguyên, chẳng hạn như khi phải truyền dữ liệu qua các bus. Mô hình Master – Slave này giúp cho hoạt động truyền thông tin sẽ được diễn ra liên tục và chính xác mà không bị can thiệp bởi bất kỳ thiết bị nào bên ngoài.

Các trường hợp cần dùng đến mô hình Master – Slave

Dưới đây là một số trường hợp chính mà chúng ta cần dùng đến mô hình này:

  • Điều phối hệ thống bus để trao đổi dữ liệu: Thiết bị Master sẽ điều khiển các thiết bị Slave, đồng thời đảm bảo việc bus nhận đúng dữ liệu, xử lý các dữ liệu này một cách chính xác
  • Phân phối tài nguyên trong các mạng máy tính: Các thiết bị Master giúp giải phóng các tài nguyên có sẵn trong máy tính, đảm bảo tất cả các thiết bị đều thực hiện đúng nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả nhất
  • Kiểm soát quyền truy cập vào máy chủ (Server): Server là các thiết bị quan trọng cung cấp tài nguyên trong mạng máy tính. Master giúp điều chỉnh và kiểm soát quyền truy cập vào Server.

Vậy, cách hoạt động của mô hình Master và Slave là gì? Cùng tìm hiểu thông qua nội dung bên dưới:

Cách hoạt động của Master và Slave

Trong một mô hình Master-Slave, việc trao đổi là 1 chiều. Chỉ có thiết bị Master mới có thể liên lạc với các Slave, còn Slave không thể chủ động liên lạc với Master. Các thiết bị Slave sẽ thực hiện yêu cầu mà Master đưa ra.

Nói ngắn gọn, các thiết bị Slave luôn thụ động và chờ điều khiển từ Master. Để sử dụng bất kỳ tài nguyên nào, Slave cũng phải được sự đồng ý của Master. Trong mô hình nhiều Slave khác nhau, Master sẽ đánh địa chỉ cho từng Slave riêng biệt để phân biệt và liên lạc khi cần thiết.

Cách hoạt động của Master và Slave là gì

Ưu nhược điểm của mô hình Master Slave là gì?

Ưu điểm của mô hình này là cho phép Master kiểm soát hoàn toàn việc vận hành của hệ thống, điều này giúp quá trình chia sẻ tài nguyên được đơn giản hóa và hạn chế xảy ra việc trao đổi thông tin trái phép.

Tuy nhiên, như đã trình bày, trong mô hình này chỉ cho phép kết nối theo hướng 1 chiều. Các thiết bị Slave không thể chủ động liên lạc với Master. Điều này khiến việc kiểm tra trạng thái của phần cứng hoặc phần mềm trong hệ thống bị khó khăn hơn rất nhiều.

Lời kết

Qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về khái niệm Slave là gì, mô hình Master – Slave hoạt động theo cách thức gì cũng như các ưu nhược điểm của chúng. Hãy theo dõi IoTZone để cập nhật những tin tức kỹ thuật mới nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *