Nhà thông minh Zigbee – Các tính năng nổi bật và cách dùng

Nhà thông minh Zigbee là một hệ thống Smart Home hiện đại, mang lại khá nhiều tiện ích cho người dùng. Nhưng, cụ thể thì Zigbee là gì, chúng có thể hỗ trợ các tính năng gì và làm sao để ứng dụng chúng vào nhà thông minh? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau để rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về Zigbee

Zigbee là một giao thức có thể được xem như là giải pháp thay thế cho WiFi và Bluetooth trong các dự án IoT. Chúng đặc biệt phù hợp để sử dụng với các thiết bị yêu cầu tiêu tốn ít điện năng và băng thông. Do đó, giải pháp nhà thông minh Zigbee được ra đời.

Các thiết bị Zigbee trong Smart Home liên lạc với nhau thông qua một trung tâm Zigbee, được kết nối với mạng Internet. Bộ điều khiển Zigbee được kết nối với các cổng, cho phép bạn điều khiển các thiết bị thông minh một cách dễ dàng tại mọi nơi.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Zigbee qua bài viết sau: Zigbee là gì? So sánh Z-Wave với Zigbee

Các tính năng trong nhà thông minh Zigbee

Các tính năng trong nhà thông minh Zigbee

Zigbee là giao thức liên lạc không dây hiệu quả, giúp xây dựng nhiều ứng dụng tự động hóa IoT trong gia đình dễ dàng, giảm bớt sức lực cho con người. Nhà thông minh Zigbee có thể sở hữu những tính năng hiện đại như:

Điều khiển bật tắt đèn

Hệ thống đèn điện đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ mô hình nhà nào, kể cả các ứng dụng Smart Home. Zigbee giúp mang lại hệ thống đèn tự động không dây hiệu quả, vì chúng làm tiêu tốn rất ít điện năng.

Chúng ta có thể làm hệ thống đèn điện bật tắt tự động, hoặc điều khiển chúng bật tắt từ xa dễ dàng, nhanh chóng.

Điều khiển dễ dàng chỉ với 1 click

Nhà thông minh Zigbee hỗ trợ chúng ta điều khiển và vận hành nhiều thiết bị nội thất khác nhau, chỉ với mọt cú chạm. Dữ liệu để điều khiển các thiết bị này có thể được gửi qua sóng vô tuyến (dựa trên module Zigbee) đến vi điều khiển, sau đó Relay sẽ bật / tắt các thiết bị theo yêu cầu.

Kiểm soát toàn bộ nội thất chỉ với 1 ứng dụng duy nhất

Giao thức Zigbee giúp tích hợp tất cả các thiết bị thành một hệ thống ứng dụng duy nhất, cho phép chúng ta điều khiển mọi thiết bị trong nhà như quạt, đèn, tủ lạnh, máy lạnh, cửa điện tử, camera giám sát,… chỉ thông qua một ứng dụng duy nhất.

Tính bảo mật cao

Nhà thông minh Zigbee sử dụng mô hình bảo mật IEEE 802.15.4 MAC, chỉ định các dịch vụ bảo mật, kiểm soát lượt truy cập vào thiết bị để đảm bảo tính đáng tin cậy cho toàn bộ hệ thống. Giao thức này cũng hỗ trợ mã hóa dữ liệu, đảm bảo an toàn hơn cho ngôi nhà của bạn.

Xu hướng cho tương lai với nhiều tính năng mới

Nhìn chung, nhà thông minh Zigbee có thể sẽ là xu hướng cho tương lai, với nhiều tính năng mới được phát triển như:

  • Tích hợp trợ lý giọng nói như Alexa,… cho phép điều khiển thiết bị bằng giọng nói.
  • Hỗ trợ khả năng tương tác nâng cao, liền mạch giữa nhiều thiết bị trong hệ thống nhà thông minh Zigbee.
  • Mạng lưới bảo mật, đảm bảo sự đáng tin cậy và ít khi bị lỗi.
  • Hỗ trợ tích hợp 5G, mang lại nhiều ưu việt cho hệ sinh thái nhà thông minh sắp tới.
  • Hệ sinh thái thiết bị hỗ trợ Zigbee đang ngày càng phát triển nhiều và đa dạng.
  • Phù hợp cho các ứng dụng nhà thông minh DIY, với chi phí phải chăng và sự linh hoạt cao, cho phép người dùng kiểm soát hệ thống nhà thông minh cao hơn.

Các thiết bị hỗ trợ Zigbee

Hiện nay, đã có nhiều nhà cung cấp lớn hỗ trợ mạng không dây Zigbee trong ứng dụng nhà thông minh, bao gồm:

  • Huawei
  • Ikea
  • Amazon
  • SAMSUNG
  • Honeywell
  • SmartThings
  • Panasonic
  • Nokia
  • Comcast
  • Velux
  • Indesit
  • Philips
  • Belkin
  • Bosch
  • Osram
  • Humax
Các thiết bị hỗ trợ nhà thông minh Zigbee

Tuy nhiên, một thương hiệu cung cấp sản phẩm hỗ trợ giao thức Zigbee thì không có nghĩa là chúng hoạt động tốt khi kết hợp với nhau. Ví dụ, Phillips sử dụng Zigbee để kết nối các bóng đèn, tuy nhiên bạn không thể dùng bóng đèn từ nhà cung cấp khác thế vào và sử dụng làm nhà thông minh Zigbee được.

Điều thú vị là với Amazon Echo, bạn có thể dùng Alexa để kiểm soát tất cả các thiết bị Zigbee khác nhau mà không cần phải quan tâm tới việc dùng chung sản phẩm từ 1 nhà sản xuất. Amazon Echo có thể tự tìm kiếm thiết bị, chẳng hạn như bóng đèn Philip và điều khiển nó mà không cần yếu tố input nào từ Philips. Nhìn chung, các thiết bị Amazon Echo giúp chúng ta kiểm soát nhiều thứ hơn, theo một cách “AI” (trí tuệ nhân tạo) hiện đại hơn nhiều.

Ứng dụng phổ biến của Zigbee là sử dụng với các cảm biến thông minh, những module nhỏ có lượng điện năng tiêu thụ thấp, phù hợp để bạn phát triển các thông số như độ ẩm, nhiệt độ, độ sáng hoặc phát hiện có sự chuyển động,… Các module này phù hợp sử dụng trong hệ thống nhà thông minh Zigbee.

Zigbee có an toàn không?

ZigBee sử dụng mã hóa AES 128 bit, giúp giao thức này trở nên an toàn hơn so với các hệ thống IoT sóng vô tuyến khác. Tuy nhiên, nếu xây dựng nhà thông minh Zigbee, bạn nên thường xuyên cập nhật và nâng cấp để hệ thống luôn ở mức bảo mật cao nhất có thể.

Zigbee cũng hỗ trợ tích hợp các thiết bị IoT vào mạng riêng, tách biệt với mạng gia đình.

Lời kết

Nhìn chung, với khả năng tương tác cao, tiết kiệm điện năng, bảo mật tốt và hỗ trợ những tính năng hiện đại như tích hợp trợ lý ảo bằng giọng nói, nhà thông minh Zigbee có thể là một trong những xu hướng phổ biến trong tương lai. Zigbee có thể trở thành yếu tố quan trọng trong một hệ sinh thái nhà thông minh an toàn, linh hoạt.

IoTZone – Chuyên cung cấp thiết bị điện tử & tài liệu cho Makers

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *