Sự khác biệt giữa LoRaWAN và NB-IoT, nên chọn công nghệ nào?

LoRaWAN và NB-IoT là các công nghệ thường dùng trong những dự án IoT, giúp các thiết bị giao tiếp và trao đổi thông tin với nhau. Các công nghệ kết nối không dây này rất quan trọng, vì chúng ảnh hưởng đến tuổi thọ pin, độ tin cậy và hiệu quả của toàn bộ hệ thống IoT mà bạn xây dựng.

Do đó, khi chọn công nghệ kết nối cho dự án IoT, mình thường so sánh và cân nhắc khá kỹ. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa LoRaWAN và NB-IoT, để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với bạn trong các dự án Internet of Things sắp tới nhé!

Khái niệm LoRaWAN và NB-IoT

Trước khi đi sâu vào phân tích, IoTZone sẽ giới thiệu đến bạn khái niệm của từng loại giao thức kết nối:

NB-IoT là gì?

NB-IoT là viết tắt của Narrow-Band IoT, phù hợp với các thiết bị nhỏ, có lượng điện năng hạn chế, có kết nối Internet và cần giao tiếp trong phạm vi ngắn. Điểm khác biệt chính giữa LoRaWAN và NB-IoT là công nghệ NB-IoT này có tính chuyên dụng cho một số thiết bị nhất định.

Ngoài ra, NB-IoT cũng dễ dàng triển khai hơn, có tính sẵn sàng cao và giá thành khá phải chăng. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần trả một khoản phí để sử dụng và truy cập vào NB-IoT.

LoRaWAN là gì?

LoRaWAN là viết tắt của Long Range Wide Area Network – một mạng diện rộng tầm xa. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các vi mạch điện tử chạy bằng pin, có khả năng kết nối Internet.

Công nghệ LoRaWAN có phạm vi bao phủ khá rộng, với một mức chi phí rất thấp. Nếu bạn cần làm các dự án IoT mà chỉ cần gửi một ít dữ liệu nhưng cần tính định kỳ liên tục, ví dụ như gửi thông tin nhiệt độ khu vực trồng cây, thì LoRaWAN là lựa chọn khá phù hợp.

Tuy nhiên, nhược điểm của LoRaWAN là chúng có tính độc quyền. Người dùng cần phải trả một khoản phí nhỏ để truy cập và kết nối vào LoRaWAN, nên đôi lúc chúng cũng hơi hạn chế.

Khác biệt về kỹ thuật giữa LoRaWAN và NB-IoT

Sau khi đọc qua 2 khái niệm trên, có thể bạn sẽ thấy LoRaWAN và NB-IoT khá giống nhau. Tuy nhiên, mình sẽ đi sâu vào phần yếu tố kỹ thuật để bạn nhận ra sự khác biệt giữa 2 mạch nhé!

Sự khác biệt giữa LoRaWAN và NB-IoT
Sự khác biệt giữa LoRaWAN và NB-IoT

Mức tiêu thụ điện năng: LoRaWAN tốt hơn

LoRaWAN có mức tiêu thụ điện năng thấp hơn so với NB-IoT. Chúng ta có thể dùng các thiết bị sử dụng mạng LoRaWAN với thời lượng pin lên đến 15 năm liên tục, trong khi đó với NB-IoT thì chỉ khoảng 10 năm.

Do đó, LoRaWAN đang trở thành lựa chọn lý tưởng cho nhiều thiết bị có mức điện năng hạn chế, vì xét về cơ bản thì cả LoRaWAN và NB-IoT đều có yếu tố giống nhau về băng thông lẫn vị trí địa lý.

Vùng phủ sóng và độ trễ truyền thông tin: NB-IoT tốt hơn

Mặc dù về mức tiêu thụ điện năng thì NB-IoT không mấy ấn tượng, tuy nhiên công nghệ này mang lại độ phủ sóng khá rộng và độ trễ khi truyền thông tin khá thấp. Chúng ta có thể triển khai NB-IoT ở nhiều khu vực hơn một cách dễ dàng.

Vì độ trễ thấp nên tốc độ truyền dữ liệu của NB-IoT khá nhanh. Nếu bạn sử dụng các thiết bị cần truyền một khối lượng lớn dữ liệu thì nên cân nhắc NB-IoT.

Bảo mật dữ liệu: NB-IoT tốt hơn

Công nghệ NB-IoT sử dụng phương pháp mã hóa 3GPP 256bit, mang lại khả năng bảo vệ an toàn thông tin tốt hơn so với lớp mã hóa AES 128bit của công nghệ LoRaWAN. Do đó, khi cần làm các dự án IoT để truyền tải những thông tin quan trọng, NB-IoT sẽ là lựa chọn phù hợp.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết điểm khác biệt giữa LoRaWAN và NB-IoT:

TIêu chíNB-IoTLoRaWAN
Độ trễ và lượng băng thôngCao hơnThấp hơn
Khả năng tương tácHỗ trợ đa dạng các thiết bịKhả năng tương tác hạn chế
Mức tiêu thụ pinCao hơnThấp hơn, phù hợp cho các ứng dụng IoT cần triển khai và chạy lâu dài
Chi phíĐa dạng mức chi phí, tùy thuộc vào nhà cung cấpMức giá khá cạnh tranh
Băng thông180kHz125kHz
Dòng điện lớn nhất120 mA32 mA
Công nghệ bảo mật dữ liệuu3GPP (128bit – 256bit)AES 128bit

LoRaWAN và NB-IoT – Chọn mạng phù hợp với nhu cầu

Việc lựa chọn giữa mạng NB-IoT và LoRaWAN sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của bạn, vì không có mạng nào tốt nhất cho mọi trường hợp.

LoRaWAN – Lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng ngoài trời

LoRaWAN luôn là lựa chọn hàng đầu của mình khi xây dựng các dự án IoT ngoài trời, ví dụ:

  • Hệ thống theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trong mô hình trồng cây thủy canh
  • Giám sát để bảo vệ động vật hoang dã
  • Hệ thống theo dõi và xử lý chất thải

Lý do mình chọn LoRaWAN cho các ứng dụng này là vì chúng không tiêu tốn quá nhiều năng lượng, mình không cần phải bảo trì và giám sát các thiết bị phần cứng thường xuyên. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là nếu bạn xây dựng hệ thống IoT tại các khu vực có mật độ nhà ở dày, hoặc có quá nhiều bức tường thì không nên dùng LoRaWAN nhé!

Giữa LoRaWAN và NB-IoT, nên chọn loại nào

NB-IoT – Giải pháp lý tưởng cho khu vực nhiều nhà ở

Ngược lại với LoRaWAN, NB-IoT là lựa chọn phù hợp cho các khu đô thị đông đúc nhà ở và cư dân hiện nay. Dù bị ngăn cách bởi nhiều vật cản như bức tường, NB-IoT vẫn mang đến độ tin cậy cao và cho phép truyền thông tin dữ liệu nhanh chóng, ổn định.

NB-IoT phù hợp cho các ứng dụng như:

  • Theo dõi hệ thống cơ sở hạ tầng trong thành phố, tự động bật đèn đường, quản lý hệ thống giao thông công cộng,…
  • Đo lường và theo dõi mức độ ô nhiễm không khí, nhiệt độ,… ở đô thị
  • Theo dõi hoặc quản lý tài sản

Lời kết

Việc lựa chọn giữa LoRaWAN và NB-IoT yêu cầu bạn cần cân nhắc và đánh giá kỹ ưu nhược điểm từng loại, sau đó so sánh với nhu cầu của mình. Ở bài viết trên, IoTZone đã so sánh điểm khác biệt chính giữa LoRaWAN và NB-IoT, ví dụ như độ trễ, băng thông, mức tiêu thụ pin,… để bạn đưa ra lựa chọn phù hợp với mình. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *