Breadboard là gì? Cách sử dụng breadboard

Trong lĩnh vực điện tử, ngoài Arduino thì Breadboard là một khái niệm quen thuộc. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm Breadboard là gì và hướng dẫn cách dùng chúng qua một số dự án cụ thể nhé!

Breadboard là gì?

Breadboard là công cụ điện tử DIY linh hoạt giúp anh em xây dựng mạch điện tử dễ dàng, mà không cần phải hàn hoặc các kỹ thuật khác để gắn các linh kiện vĩnh viễn. Chúng ta có thể kết nối mạch để sử dụng, khi không cần thì tháo mạch ra để làm dự án khác chẳng hạn.

Trên Breadboard có sẵn nhiều hàng và cột (có nhiều loại với kích cỡ và thiết kế khác nhau). Bạn chỉ cần cắm chân linh kiện điện tử vào nơi nào mình cần rồi xây dựng mạch:

Breadboard là gì?
Breadboard là gì?

Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn làm dự án điện tử khi chưa biết hoặc không muốn hàn linh kiện cố định. Ngoài ra, những ai chuyên về kỹ thuật cũng thường dùng breadboard để prototype mạch trước khi lắp ráp một PCB hoặc mô-đun điện tử, để kiểm thử và thay đổi vị trí linh kiện, kiểm tra kết nối mạch dễ hơn.

Tại sao lại gọi là breadboard?

Tên “Breadboard” (tạm dịch là “bảng mì”) có nguồn gốc từ xưa. Trước đây, khi cần làm mạch điện, mọi người thường đâm các cây đinh nhỏ vào các tấm gỗ cứng và quấn các sợi dây quanh đó, để tạo ra các mạch điện.

Khi làm xong mạch, họ thường phải lắp các dây dẫn giống như việc lắp những miếng bánh mì, nên tên gọi “Breadboard” cũng xuất hiện.

Theo thời gian, khi công nghệ phát triển, các bảng mạch này được làm từ vật liệu cách điện và có các khe cắm tiện lợi, cho phép người dùng cắm trực tiếp linh kiện điện tử vào đó, nhưng tên gọi “Breadboard” vẫn được duy trì từ lúc đó đến nay Tên này đã trở nên phổ biến và thường được sử dụng trong cộng đồng kỹ thuật điện tử.

Cấu tạo của Breadboard

Mặt trên của Breadboard gồm nhiều lỗ nhỏ chằng chịt, để chúng ta cắm linh kiện điện tử vào (bằng chân kim loại). Tại từng ô sẽ có đánh dấu các con số khác nhau để chúng ta xác định vị trí của ô.

Ngoài ra, 2 bên có các đường xanh đỏ để đánh dấu vị trí gắn cực âm và cực dương (cực dương màu đỏ, cực âm màu xanh):

Cấu tạo của Breadboard - Mặt trên gồm các ô nhỏ để cắm linh kiện
Cấu tạo của Breadboard – Mặt trên gồm các ô nhỏ để cắm linh kiện

Bạn có thể quan sát mặt dưới của Breadboard qua hình dưới để hiểu hơn về cấu tạo và chức năng của Breadboard:

Cấu tạo của Breadboard

Hai đoạn dây lớn ở 2 cạnh Breadboard dùng để kết nối nguồn điện với bảng mạch, chúng còn có tên gọi là power rails (đường ray điện).

Các đoạn dây nhỏ nhỏ chạy ngang bảng mạch dùng để phục vụ cho các thành phần, linh kiện trong dự án của bạn. Nhìn từ trên xuống thì các đoạn dây lớn và nhỏ sẽ như sau:

Mặt trên của Breadboard

Đây là cấu tạo chung của tất cả các breadboard, mặc dù breadboard có khá nhiều kích cỡ khác nhau. Hiện nay thì loại Breadboard phổ biến nhất là loại 803 lỗ và 400 lỗ. Bạn mới bắt đầu tìm hiểu Breadboard là gì thì có thể mua về thử nghiệm ngay nhé!

Ứng dụng của Breadboard

Ngày nay thì Breadboard xuất hiện trong hầu hết các thiết bị điện tử cơ bản liên quan đến Arduino hoặc là Raspberry Pi – những cái tên cực kỳ quen thuộc với anh em Makers. Ví dụ, chúng ta có thể kết nối thêm đèn LED với mạch Arduino IDE để điều khiển chớp tắt LED khá sinh động.

Ở cuối bài viết, mình có để một vài hướng dẫn chi tiết về cách làm các dự án điện tử này, bạn có thể kéo xuống xem và làm theo nếu thích nhé!

Một số ứng dụng của Breadboard như:

  • Xây dựng mạch điện tử mà không cần kỹ thuật hàn
  • Cho phép kiểm thử việc sắp xếp, lắp ráp các linh kiện
  • Dùng trong giáo dục và học tập về điện tử
  • Phát triển prototype để hiện thực các ý tưởng mới của Makers
  • Xây dựng mô hình hoặc làm các dự án điện tử DIY thú vị
  • …. Vân vân và mây mây

Nghe thì nhiều vậy thôi, nhưng tóm gọn lại là ứng dụng của Breadboard là hỗ trợ kết nối các linh kiện để làm dự án điện tử, thế thôi nhé anh em :D.

Cách sử dụng Breadboard

Khi dùng Breadboard, bạn chỉ cần cắm các linh kiện tương ứng lên bảng mạch, ví dụ:

Mình đang dùng dây dẫn để kết nối các linh kiện và hoàn thành mạch. Trên breadboard thì nếu các hàng chạy ngang bảng mạch (đường dây nhỏ trong phần cấu tạo) được nối điện với nhau. Do đó, bạn chỉ cần nối điện cho 1 trong bất kỳ vị trí nào trên hàng chạy ngang đó đều được.

Để hiểu hơn về Breadboard là gì và làm quen với việc sử dụng bảng mạch này, bạn nên chuẩn bị sẵn một số linh kiện điện tử và dây Jumper phù hợp. Tuy nhiên, lưu ý quan trọng là bạn cần kiểm tra kỹ sơ đồ kết nối trên breadboard xem thử đã đúng chưa, trước khi cấp nguồn điện cho mạch nhé!

Ngoài ra, phải luôn đảm bảo nguồn điện được cấp phù hợp với linh kiện bạn dùng, để tránh trường hợp bị cháy, hư hỏng linh kiện nhé!

Một số dự án Makers có dùng Breadboard

Trên Web IoTZone có khá nhiều dự án điện tử có sử dụng đến breadboard, bạn có thể tham khảo làm theo nếu thích, để hiểu hơn về breadboard là gì và cách sử dụng:

Lời kết

Vậy, bạn đã hiểu về khái niệm Breadboard là gì rồi phải không nào. Mới tiếp cận thì có thể bạn nghĩ nó phức tạp, nhưng thực tế thì chúng khá đơn giản ấy. Bạn hãy thử tậu về một em rồi bắt tay vào làm các dự án điện tử cho mình nhé! Hiện nay trên Internet có khá nhiều nơi cung cấp bảng mạch này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *